
Sự khác nhau giữa bánh trôi bánh chay trên các vùng miền
Thử dạo một vòng quanh các vùng miền Việt Nam để xem món bánh trôi bánh chay có khác biệt như thế nào trong ngày Tết Hàn thực các bạn nhé!
Đối với người Việt từ xưa đến nay, ngày 3/3 âm lịch hàng năm luôn là một trong những ngày Tết chính. Vào ngày này, mọi người dân đều sửa soạn những đĩa bánh chay, bánh trôi để dâng lên ban thờ tổ tiên. Tuy nhiên, các loại bánh chay, bánh trôi lại có sự khác biệt rất riêng ở mỗi vùng miền trên cả nước.

Bánh trôi bánh chay
Nguồn gốc Tết Hàn thực
Tết Hàn thực có nghĩa là ngày ăn đồ lạnh. Nguồn gốc của cái Tết độc đáo này xuất phát từ một câu chuyện nổi tiếng thời Tần ở Trung Quốc, khi Tấn Văn Công không may đã đốt cả khu rừng để thiêu chết người trung thần phò tá mình suốt 19 năm trời là Giới Tử Thôi.
Vì vậy, vua Tấn ban lệnh cứ ngày 3/3-5/3 tính theo lịch âm, người dân chỉ ăn đồ nguội, kiêng đốt lửa để tưởng nớ Giới Tử Thôi. Về sau, người Việt Nam cũng theo phong tục này những chủ yếu làm bánh trôi bánh chay để cúng ông bà tổ tiên mà không liên quan gì đến điển tích kia.
Cùng xem những món bánh trôi bánh chay dọc theo các miền đất nước nhé!
Cao Bằng, Lạng Sơn
Món bánh “Coóng phù” với cách làm giống bánh trôi đồng bằng Bắc Bộ nhưng lại có cách ăn chan thêm nước dùng như bánh chay truyền thống thường được người dân cúng Tết Hàn thực.
Bánh Coóng phù có nhân là lạc rang giã nhỏ đun với nước đường. Khi ăn, chan thêm nước đường mật mía đun nóng và thêm gừng đập nhỏ.

Bánh Coóng phù
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương
Người dân nơi đây chỉ làm duy nhất món bánh trôi, chứ không làm thêm bánh chay hay nấu các loại chè.
Bánh trôi truyền thống có nhân là đường phên già, bánh chay có nhân là đỗ xanh hấp chín giã mịn với đường kính trắng.

Bánh trôi nước
Ở miền Bắc, bánh trôi truyền thống được bày ra đĩa nhỏ, khô, rắc vừng lên trên rồi thưởng thức. Bánh chay được chan thêm nước bột sắn ướp hương hoa bưởi.
- Làm thế nào để bánh trôi, bánh chay ngon hơn cho tết Hàn thực
- Bánh trôi nước đậu đỏ cho tết Hàn thực
- Bánh trôi nước ngũ sắc cho tết thanh minh
Miền Trung
Giống như các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh miền Trung cũng có các món bánh trôi bánh chay truyền thống.

Bánh trôi bánh chay truyền thống
Miền Nam
Khác với ngoài Bắc, người miền Nam chỉ làm chè trôi nước chứ không ăn cả hai món bánh trôi bánh chay. Chè trôi nước miền Nam có nhiều nét tương đồng với món bánh chay ở miền Bắc.
Nếu như bánh chay truyền thống thường được ấn dẹt sau khi nặn xong thì bánh chay miền Nam vẫn giữ nguyên viên tròn ban đầu. Nhân bánh chay miền Nam thường là đậu xanh tán nhuyễn trộn với dừa khô, hành phi và đường. Chè trôi nước miền Nam cũng ăn cùng với nước đường gừng nhưng có rưới thêm nước cốt dừa lên trên cho thêm ngậy.

Chè trôi nước miền Nam
Chúc bạn và gia đình đón một ngày Tết Hàn thực vui vẻ và ý nghĩa!
Xem thêm:
Bánh trôi nướng kiểu Nhật hấp dẫn
Bánh trôi Hàn Quốc khác gì bánh trôi Việt Nam
Nguồn: http://blog.beemart.vn/su-khac-nhau-cua-banh-troi-banh-chay-tren-cac-vung-mien/
bình luận