
Làm sữa ngô không bị kết tủa thơm ngậy hết ý
Sữa ngô ngọt dịu béo ngậy là thức uống rất được yêu thích trong mùa hè này, cùng Beemart học cách làm sữa ngô không bị kết tủa và cực thơm ngon nhé!
Ngô là một loại thực phẩm chứa rất nhiều tinh bột, được sử dụng nhiều trên các vùng núi phía Bắc của Việt Nam, tạo nên những món ăn độc đáo. Vào mùa hè, sữa ngô trở thành thức uống được ưa chuộng nhất bởi hương vị béo ngậy, ngọt dịu, phù hợp với mọi lứa tuổi. Bằng sự kết hợp của sữa và ngô, thức uống này mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người. Sữa ngô có cách làm đơn giản nhưng lại rất dễ bị kết tủa nếu bạn thực hiện không kĩ. Hãy cùng Beemart tìm hiểu công dụng và cách làm sữa ngô không bị kết tủa nhé!
1. Công dụng của sữa ngô
– Sữa ngô có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa vì thành phần chính của ngô là tinh bột, do đó rất dễ được hệ tiêu hóa hấp thụ, không bị đầy bụng hay khó tiêu, hạn chế táo bón, tiêu chảy
– Có tác dụng tốt với mắt vì trong ngô chứa lượng vitamin A và 2 chất lutein và zeaxanthin. Tất cả những chất này đều rất quan trọng trong việc giúp chống lão hóa điểm vàng, rất có lợi cho mắt.
– Sữa ngô có tác dụng tốt với não bộ, trong hạt bắp chứa nhiều vitamin nhóm B như B1,B5 và B3 giúp bạn cải thiện tình trạng hay quên, hay giảm nguy cơ mắc bệnh alzheimer ở người già, giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
– Sữa ngô còn là thức uống tốt cho tim mạch, ngăn lừa lão hóa nhanh nữa đó.
Bởi những công dụng trên mà sữa ngô trở thành loại thức uống HOT nhất mùa hè, mang đến hương vị thơm ngon, uống hoài không béo, bạn cứ thoải mái mà thưởng thức hương vị mát lạnh ấy qua những ngày nắng nóng thôi. Quá đã!
2. Cách làm sữa ngô không bị kết tủa
Nguyên liệu
– 2 đến 3 cái bắp ngô ngọt
– 300ml sữa tươi ít béo
– 60g đường cát trắng
– Sữa đặc (có thể không cho)
Cách làm
Bước 1: Bắp ngô bạn lột bỏ hết vỏ và phần râu, rửa sạch rồi cho vào luộc thật chín, riêng phần lá không nên bỏ đi mà rửa sạch rồi sau đó cho vào luộc cùng.
Lưu ý: Bạn chọn những bắp ngô có hạt đều, căng tròn, không bị sâu, lép để chất lượng sữa được hoàn hảo nhé.
Bước 2: Sau khi ngô đã chín, để ngô thật nguội rồi tiến hành tách hạt. Bạn dùng tay để tách từng hạt ra khỏi lõi, làm vậy sẽ khiến bạn lấy được hoàn toàn phần hạt ngô. Ngoài ra, bạn có thể dùng dao sắc và thái dọc theo hướng lõi để tiết kiệm thời gian nhé.
Lưu ý: Không nên tách hạt ngô khi ngô vẫn còn nóng bởi rất khó tách và khiến hạt ngô dễ bị nát.
Bước 3: Cho phần hạt ngô đã tách vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn. Vừa xay vừa đổ từ từ sữa tươi ít béo và đường cát trắng vào xay cùng với ngô. Không nên đổ một lúc nhiều sữa vào máy xay vì sẽ khiến ngô bị vón cục, gây ra hiện tượng kết tủa.
Đổ nước luộc ngô vào rồi xay đến khi hỗn hợp thật nhuyễn mịn. Phần nước luộc ngô bạn đổ tùy ý nhé, vì nếu muốn sữa ngô đặc, bạn chỉ cần đổ ít nước còn nếu muốn sữa ngô loãng thì đổ nhiều hơn.
Bước 4: Cho một chút sữa đặc vào xay cùng (nếu bạn không thích vị béo thì có thể bỏ qua bước này) rồi đổ hỗn hợp vào lưới lọc (có thể sử dụng vải xô) để lọc hết hoàn toàn bã ngô. Sau khi thu được một hỗn hợp sữa sệt và mịn, bạn cho lên bếp đun sôi lại một lần nữa để sữa được sánh hơn rồi sau đó để nguội và thưởng thức.
Với cách làm sữa ngô không bị kết tủa này, bạn sẽ tạo ra ly sữa ngọt lịm, béo ngậy. Một ly sữa ngô vào buổi sáng sẽ khiến cho tinh thần của bạn tăng cao, sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả. Làm sữa ngô không bị kết tủa tại nhà vô cùng đơn giản phải không nào. Tuy nhiên, vì là thức uống tự làm nên bạn cần phải lưu ý về cách bảo quản nhé. Không để sữa ngô tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao, không nên để sữa quá 1 tuần nhé, nên uống trong khoảng 2-3 ngày để đảm bảo thưởng thức được hương vị thơm ngon nhất.
3. Một số lưu ý để làm sữa ngô không kết tủa
– Đun sữa ngô ở lửa nhỏ, chỉ đun sôi lăn tăn, không đun sôi ở lửa to nhé. Vừa đun bạn vừa dùng thìa khuấy nhẹ liên tục cho phần thịt ngô không bị vón cục dưới đáy nồi. Phần ngô bị vón cục chính là nguyên nhân gây kết tủa, bởi vậy mà bạn phải hạn chế nhất phần ngô này nhé.
– Cho vào lò vi sóng quay đến khi sữa chín, với cách làm sữa ngô không bị kết tủa này, thành phẩm sẽ chín đều và thơm ngon.
– Có thể làm sữa ngô bằng ngô nếp, cũng với cách làm sữa ngô không bị kết tủa này, sữa làm ra cũng sẽ thơm mùi ngô, nhưng vì ngô nếp ít nước hơn ngô ngọt nên bạn xay ngô khi còn sống nhé, sau đó đun nấu sữa như cách làm ở trên.
Làm sữa ngô không bị kết tủa giờ đã trở nên đơn giản hơn rồi phải không nào? Tự tin vào bếp với bí kíp thần kì này nhé! Beemart chúc các bạn thành công!
Tham khảo: Cách làm ngô chiên bơ vàng ươm, giòn tan ngon ơi là ngon
bình luận