cac-loai-hat-dinh-duong-cho-be hạt ăn dặm cho trẻ Hạt ăn dặm cho trẻ – Nên chọn loại nào hat an dam cho tre

Hạt ăn dặm cho trẻ – Nên chọn loại nào

Vài năm trở lại đây, việc sử dụng hạt ăn dặm cho trẻ đang trở nên khá phổ biển và được các bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Liệu thực đơn này có thực sự tốt và phù hợp với trẻ em hay không? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Hạt ăn dặm cho trẻ hạt ăn dặm cho trẻ Hạt ăn dặm cho trẻ – Nên chọn loại nào bot ngu coc natural skin 150gr boshop 1


Ăn dặm là gì?

Ăn dặm là giai đoạn cho bé tập làm quen với các loại thức ăn thô hơn sữa mẹ. Đây được xem là bước chuyển lớn từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc. Ăn dặm là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, rau củ… Theo các bác sĩ chuyên gia thời điểm ăn dặm tốt nhất của trẻ nên bắt đầu từ khoảng 4- 6 tháng tuổi. Bởi ở độ tuổi này bé mới có đủ khả năng về hoạt động miệng lưỡi để có thể nuốt được thức ăn đặc.

Có một vài những tiêu chí quan trọng trong thực đơn ăn dặm mà các mẹ cần chú ý như:

  • Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Không nêm gia vị cho các món ăn.
  • Quan sát phản ứng và tình trạng của trẻ khi ăn. Tránh tình trạng hóc hay dị ứng thức ăn
  • Nên cho ăn dặm từ loãng đến đặc để bé có làm làm quen.

Hạt ăn dặm cho trẻ

Bên cạnh như loại thực phẩm thông thường như: cá, tôm, rau,… các mẹ còn thường sử dụng các loại ngũ cốc và hạt ăn dặm cho trẻ.

Các loại hạt ngũ cốc và hạt dinh dưỡng thường cung cấp rất nhiều nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: canxi, protein, vitamin D, E,… Vậy nên chúng thường được các mẹ sử dụng trong thực đơn ăn dặm của trẻ em.

hạt ăn dặm cho trẻ Hạt ăn dặm cho trẻ – Nên chọn loại nào PostFb Beemart Trungthu2022 728x91 02 1024x130

Yến mạch 

Loại ngũ cốc này rất nhiều chất xơ, không béo, rất ít đường, dễ tiêu hóa. Mẹ nên mua yến mạch dạng bột hoặc đã cán mỏng hay ăn liền để chúng dễ chín và hòa nhuyễn với các thực phẩm khác.

Gạo lứt

Gạo lứt cũng là một loại thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ và được xếp vào hàng hạt ngũ cốc “sang chảnh” với giá thành tương đối cao, và cũng kén người ăn. Nếu bé được tiếp xúc sớm với gạo lứt thì hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé sẽ rất khỏe mạnh. Lớn lên, bé cũng sẽ dễ dàng ăn xen kẽ các bữa cơm gạo lứt với cơm trắng, hoặc ăn bánh mỳ nguyên cám, rất tốt cho sức khỏe.

Đậu đen

Đậu đen chứa nhiều canxi, kali và phốt pho. Đối với trẻ nhỏ, đậu đen có thể được nghiền quấy bột hoặc hấp chín và nghiền nát với 1 chút sữa để bé dễ ăn hơn.

Đậu lăng

Đậu lăng là loại hạt ăn dặm cho trẻ cung cấp tuyệt vời các protein, sắt, folate, kẽm và mangan cho cả gia đình, bao gồm cả trẻ em. Để làm cho đậu và đậu lăng dễ ăn hơn với trẻ, các bạn có thể ngâm chúng trong một vài giờ hoặc qua đêm, để ráo nước, rửa sạch và nấu cho đến rất mềm. Đậu lăng đỏ không cần ngâm và chín rất nhanh. Các mẹ có thể thêm đậu lăng vào súp và các món hầm một khi bé đã sẵn sàng ăn dặm.

Ngoài ra có một số loại hạt như quinoa, hạt điều, óc chó hay hạnh nhân,… cũng rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên những loại hạt này nên sử dụng cho các bé trên 1 tuổi.

Các bạn có thể sử dụng các loại hạt để nấu cháo, làm các món ăn vặt hoặc làm các loại sữa hạt cho trẻ.

Cách sử dụng các loại hạt ăn dặm cho trẻ đúng cách

Tùy vào từng độ tuổi mà sẽ có những loại hạt phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên hoàn toàn không nên cho bé ăn các loại hạt trước 6 tháng tuổi nhé.

6-7 tháng

Các mẹ nên cho bé ăn dặm bằng các loại bột ngũ cốc hay cháo xay nhuyễn được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, ít đường.

Loại ngũ cốc trong giai đoạn này chủ yếu là gạo, xay thành bột ăn dặm hoặc nấu cháo. Một số cơ sở xay sẵn bột ăn dặm cho bé sẽ cho thêm hạt sen, đậu xanh hoặc đậu tương

8-12 tháng

Khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã có thể thu nạp chất béo từ ngũ cốc. Nếu bát cháo của bé có thêm hạt óc chó, hạnh nhân hay macca thì bé yêu của bạn sẽ có thể ăn được nhiều hơn. Bởi các loại hạt này có hương thơm rất đặc trưng mà lại là nguồn dinh dưỡng rất dồi dào. Khi chế biến các loại hạt này, mẹ cần nghiền nhỏ hạt ra và ninh cùng gạo hoặc yến mạch, độ mịn tùy thuộc vào tuổi và khả năng ăn thô của bé.

Cho bé ăn sáng bằng ngũ cốc dạng hạt hoặc dạng bột kết hợp với sữa tươi và hoa quả là lựa chọn lành mạnh cho dinh dưỡng của bé đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian chế biến cho mẹ.

Trên 20 tháng

Khi này các mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn cơm hạt quinoa. Đây là một dạng ngũ cốc cực kỳ đặc biệt, bên trong chứa lượng protein cao, giàu canxi, sắt, magiê và tất nhiên là chất xơ. Quinoa giúp bé tăng cường sức đề kháng, đầy đủ chất dinh dưỡng và phát triển trí não. Tuy nhiên, độ mềm của nó sẽ không như yến mạch hay gạo, nên hạt quinoa thường được dùng khi trẻ đã lớn chừng 20-24 tháng biết nhai và có thể ăn cháo nguyên hạt. Ngoài ra, khi đã sử dụng quinoa thì mẹ nên giảm lượng đạm từ thịt, cá xuống nhé vì bản thân quinoa đã rất giàu đạm rồi.

Trên 3 tuổi

Từ 3 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn thêm các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch, ngô, kê… như bánh mỳ, bánh quy… vì lúa mì, lúa mạch là những loại hạt có hàm lượng đường lớn hơn mà chỉ ở tuổi này bé mới có thể tiêu hóa tốt được.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn chọn lựa được những loại hạt ăn dặm cho trẻ phù hợp nhất nhé. Những loại hạt này không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ hay các loại thực phẩm khác trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày của bé. Vì vậy hãy lên thực đơn thật tỉ mỉ và phù hợp cho bé con nhà bạn nhé.

Bài cùng chuyên mục

bình luận