
Các loại bánh truyền thống Việt Nam đặc sản vùng miền
Cùng điểm danh các loại bánh truyền thống Việt Nam nức tiếng vùng miền. Các món bánh truyền thống Việt Nam này đều có hình dáng và hương vị rất riêng.
Bánh đậu xanh – Hải Dương
Miếng bánh đậu xanh vàng ươm, thơm ngon khi vừa bỏ vào miệng là tan ngay khiến thực khách cảm thấy thú vị. Bạn sẽ cảm nhận được cái vị ngọt thanh của đậu xanh pha chút thơm thơm của hương hoa bưởi. Bánh đậu xanh vẫn luôn là một trong các loại bánh truyền thống Việt Nam được nhiều người ưa thích.

Bánh đậu xanh – Hải Dương
- Các loại bánh mì Việt Nam từ Nam ra Bắc ai cũng mê
- Cách để bánh bột lọc trần thật ngon
- Cách làm bánh đúc mặn nóng hổi đón rét nàng bân
Bánh gio, bánh tro – Bắc Giang
Bóc hết lớp lá cuối cùng, bạn sẽ thấy chiếc bánh vàng nâu, bóng bẩy trông như khối ngọc hổ phách trong vắt. Xuyên qua lớp bột là những hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Để thưởng thức, bạn phải chấm bánh vào bát mật mía thơm phức rồi từ từ tận hưởng cái hương vị lạ mà rất riêng của một trong các loại bánh ngon Việt Nam này.

Bánh gio, bánh tro – Bắc Giang
Bánh cáy – Thái Bình
Thực khách sẽ cảm thấy chút lạ lùng khi nghe tới cái tên “bánh cáy”. Đây là một trong các loại bánh Việt Nam dễ làm. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được sự hòa quyện tinh tế mà đặc trưng của cơm dừa, mứt bí, lạc vừng, gạo nếp…

Bánh cáy – Thái Bình
Bánh cốm – Hà Nội
Ghé thăm Hà Nội, du khách không thể quên được món bánh cốm nổi tiếng. Đây là một thức quà giản dị nhưng thanh tao của người Hà thành. Bánh cốm được làm từ chính cốm non với phần nhân gồm đậu xanh, dừa nạo, mứt bí hoặc mứt sen trần. Từ xưa đến nay, bánh cốm được biết đến là một trong các loại bánh cổ truyền Việt Nam, thường được dùng trong dịp đặc biệt hay ngày lễ ăn hỏi.

Bánh cốm – Hà Nội
Bánh gai – Nam Định
Những vườn lá gai bát ngát được người dân Bình Định trồng ở Cầu Ốc để lấy làm nguyên liệu cho món nổi tiếng ở nơi đây. Có lẽ trong tiềm thức của mỗi người Việt Nam, bánh gai luôn là một trong các loại bánh truyền thống Việt Nam gắn với tuổi thơ, thứ quà vặt mà mỗi khi bà hay mẹ đi chợ thường mua về. Để ăn bánh gai, bạn cũng cần biết cách. Phải khéo léo bóc bánh sao cho khỏi bị dính lá, lúc ăn không bị rơi nhân ra ngoài.

Bánh gai – Nam Định
Bánh tráng xoài – Nha Trang
Ở huyện Cam Lâm và một số địa phương lân cận tỉnh Khánh Hòa, bánh tráng xoài là một món bánh đặc sản nức tiếng. Nguyên liệu chính để làm bánh là mạch nha và xoài chín.

Bánh tráng xoài – Nha Trang
Bánh da lợn – Hội An
Mang hương vị bột nếp lúa mới, bánh da lợn Hội An khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi không quên. Ngoài cái dai dai thì bánh còn đặc trứng với vị béo béo của nước cốt dừa, thơm nhẹ mùi nếp mới.

Bánh da lợn – Hội An
Bánh bò – Sài Gòn
Được làm từ bột gạo, men, đường và nước nên chiếc bánh bò khá xốp. Bạn sẽ thấy có rất nhiều bong bóng nhỏ trên mặt bánh vì bên trong bánh chứa khá nhiều lỗ khí. Đối với người dân Sài Gòn những xe bán bánh bò dừa chạy dọc đường phố đã trở thành một hình ảnh thân thương mà gần gũi.

Bánh bò – Sài Gòn
Bánh pía – Sóc Trăng
Bánh pía còn có tên gọi khác là bánh lột da. Nguyên liệu chính để làm bánh pía Sóc Trăng là bột mì, lòng đỏ trứng và sầu riêng.

Bánh pía – Sóc Trăng
Bánh ít – Bình Định
Những chiếc bánh ít dẻo dẻo, mang vị bùi của đậu, vị béo của dầu, vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của gạo nếp và vị tinh khiết của lá gai. Đặc biệt, ăn bánh ít không hề bị dính răng nên khiến thực khách cảm thấy thích thú. Sau khi nhẹ nhàng bóc lớp lá chuối xanh, bạn sẽ thấy ngay chiếc bánh ít nho nhỏ, màu đen bóng trông vô cùng hấp dẫn.

Bánh ít – Bình Định
Bánh ú – Nam Bộ
Trong ngày Tết Đoan Ngọ truyền thống, người dân miền Nam thường ăn món bánh ú nước tro. Bánh ú nước tro to khoảng nắm tay người lớn và có dạng hình chóp. Bánh được làm từ bột nếp và phần nhân đậu xanh. Giống như các loại bánh truyền thống Việt Nam khác, bánh ú nước tro khá dễ ăn, không gây ngán. Bánh được mọi người thích thưởng thức trong ngày nắng bởi phần bột bánh có vị mát và ngon miệng.

Bánh ú – Nam Bộ
Đất nước hình chữ S thân thương của chúng ta có rất nhiều các loại bánh ngon và nổi tiếng. Mỗi khi đi du lịch, người Việt Nam thường có thói quen mua loại bánh đặc trưng của vùng đất mình đặt chân đến để làm quà cho những bạn bè, người thân ở quê nhà. Đây chính là một nét văn hóa đẹp, giản dị nhưng đầy ý nghĩa giúp các loại bánh truyền thống Việt tới được với nhiều người hơn.
Bạn có thể xem thêm:
Bánh giò nóng cho bữa sáng lạnh trời
Nguồn: http://blog.beemart.vn/cac-loai-banh-truyen-thong-viet-nam-dac-san-vung-mien/
bình luận